Cỏ lá gừng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhờ vào công dụng của mình giống cỏ đã nhanh chóng được lan rộng ở nhiều nơi trong đó có Việt Nam. Cây thuộc giống cây thân thảo nên cành nhánh chúng bò sát mặt đất, lá to hơn so với cỏ lông heo và có màu xanh đậm. Đặc biệt là cỏ có thể xanh tốt quanh năm, vì vậy lại càng được ưa chuộng khi sử dụng trồng trong nhiều công trình cỏ trồng nền khác nhau. Trồng cây cỏ gừng có 2 cách bạn có thể áp dụng đó là trồng ở dạng dâm cây và trồng dạng cấy.
Trồng cây cỏ gừng bằng cách dâm cây giống
Cách trồng cỏ lá gừng bằng dâm cây giống
Trước khi trồng cây công trình bạn cần cày ải đất hoặc đảo đều các chất đất với nhau tạo hỗn hợp đất tơi xốp. Các thành phần trộn lẫn gồm có đất cát, đất thít, và phân hữu cơ. Khi đảo đất bạn nên đảo với độ dày ở 10 đến 15cm vừa để đất tơi xốp lại vừa làm cho cỏ có bề mặt đất dinh dưỡng dày.
Sau đó xé nhỏ nhánh cỏ ra và mỗi miếng từ 5 đến 7cm rồi cấy xuống mặt đất. Lưu ý cấy phần rễ xuống trước vùi đất cho kín rễ nhưng không để đất dính và vùi lấp mầm cây. Tiếp đến dùng đầm gỗ để đầm nhẹ nhàng lên phần cỏ bạn mới trồng để tặng độ bám và im đất, gốc cỏ trồng của cỏ lá gừng.
Trồng cỏ lá gừng tạo cảnh quan
Cách này chỉ áp dụng cho những nơi có bề mặt cây không bằng phẳng, gập ghềnh nhiều dốc hoặc tại những nơi đất có độ chai sạn nhất định. Trước tiên bạn cần xử lý đất, mặt phẳng sao cho tơi xốp và có mặt phăng tương đối. Sau đó bạn xẻ giống cây thành những mảng nhỏ khoảng 4cm 5 cm. Rồi dùng cuốc đào hốc nhỏ và đặt gốc cây giống xuống, vùi đất lại và không vùi kín mầm ngọn cây. Sau khi vùi đất xong bạn cũng nên dùng tay ấn nhẹ đất để cây được im đất, im gốc hơn.
Cuối cùng dùng vòi phun tưới ẩm cho cỏ lá gừng mới trồng, nhưng chỉ tưới ẩm và chú ý khi tưới không làm bộc rễ cây. Nếu bạn không tự tin tưới ngay sau đó thì có thể để đến hôm sau, khi đất và gốc rễ cây giống đã có độ bám. Nhưng không nên để khoảng cách tưới quá lâu vì chúng có thể sẽ bị xe gốc, dẫn đến cây dễ bị chết, bị khô bởi không có độ ẩm để kích thích cây lên rễ. |